Tỉnh thức không thể do ai cho mình, hoặc tự nhiên mà có. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tất cả đều cần có thời gian và sức bền, hãy tạo cho mình một thói quen làm việc trong tỉnh thức. Càng tỉnh thức, càng làm chủ tâm mình tốt hơn, cuộc sống nhờ đó càng an lành và bình yên hơn.
An lạc từng bước chân - Sống vui sống khỏe sống an nhiên - Thiền tĩnh tâm. Thiền để cảm thấy trở lại chính mình, để cho con người ta trở về với thực tại, mang đến cho ta tinh thần, tâm hồn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Chúng ta đã nghe rất nhiều đến vạn sự tùy duyên. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của triết lý nhân sinh ở đời "Vạn sự tùy duyên" này. Để có thể hiểu sâu, hiểu kỹ, hiểu đầy đủ về vạn sự tùy duyên ở đời hãy cùng MC Vân Anh
Tôn giáo là gì? Tôn giáo được hình thành từ bao giờ? Và đã trải qua những gì để có ngày hôm nay? Các câu hỏi này thật ra rất khó, vì định nghĩa tôn giáo rất đa dạng ở các nền văn hóa và các vùng miền khác nhau. Nhưng để chung quy lại, có thể hiểu rằng tôn giáo là niềm tin của con người vào một hay nhiều đấng thần linh hoặc một hệ thống triết lý đức tin. Tôn giáo cung cấp cho con người phương tiện để tìm hiểu và giải thích các thế lực tự nhiên, về sự sáng tạo và diệt vong của vũ trụ, về sự sống và cái chết, về cách để sống hòa hợp với xã hội và tự nhiên. Nếu cả thế giới này có 100 người, chỉ có 15 không theo tôn giáo nào cả. 85 người còn lại, bằng cách này hay cách khác, tin vào một hay nhiều đấng sáng tạo, đi theo một hệ thống triết lý, thực hành một bộ các quy tắc lễ nghi. Thuở đầu của nhân loại, tôn giáo tồn tại dưới dạng các tập tục tín ngưỡng nguyên thuỷ. Theo thời gian, thế giới quan và hệ thống tín ngưỡng ngày càng trở nên chi tiết và phức tạp. Dần dà, các hệ thống tín ngưỡng này tiến hóa thành những tôn giáo riêng biệt. Có tôn giáo thờ đa thần, có tôn giáo thì độc thần, có tôn giáo thì chẳng có vị thần nào mà chỉ đơn giản là làm theo triết lý của một vị hiền triết. Dù với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thời hiện đại phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của tôn giáo, vẫn cần thừa nhận rằng tôn giáo là một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Trong video này, hãy cùng tác giả Tengaria của Spiderum tìm hiểu hành trình phát triển của các tôn giáo khác nhau trên trái đất, từ thời tiền sử, đến thời cổ đại, trung cổ và cuối cùng là cận đại. Và vì đây là một video tương đối dài nên chúng ta vào việc luôn nhé!
Một cuốn sách mà bạn nhất định nên đọc trong đời, mang tên "Almost Buddhist" của vị Lạt Ma Tây Tạng được thế giới tôn kinh, Đức Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche. Hiện tại mình đã đọc cuốn sách này bằng bản dịch tiếng Trung, tạm dịch là "Chánh kiến: Sự giác ngộ của Đức Phật".
Những người có duyên đọc cuốn sách này có thể:
1. Hiểu rõ về hai từ "vô thường" mà chúng ta vẫn nhắc đến nhiều, thực chất là gì.
2. Giải thoát bản thân khỏi hàng ngàn phiền não
3. Buông bỏ bản ngã
4. Bước chân vào con đường tỉnh giác
Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh. Theo đạo Phật, nhân loại và các loài hữu tình đều tự tạo, hoặc chủ động hoặc thụ động. Vũ trụ không phải là quy tâm độc nhất; nó là môi trường cọng sinh của vạn hữu. Phật giáo không tin rằng vạn hữu đến từ một nguyên nhân độc nhất, nhưng cho rằng mọi vật nhất định phải được tạo thành ít nhất là hai nguyên nhân. Những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước nối tiếp trong liên tục thời gian, quá khứ, hiện tại và vị lai, như một chuỗi dây xích. Chuỗi xích nầy được chia thành 12 bộ phận, gọi là 12 khoen nhân duyên vì mỗi bộ phận liên quan nhau với công thức như sau “Cái nầy có nên cái kia có; cái nầy sinh nên cái kia sinh. Cái nầy không nên cái kia không; cái nầy diệt nên cái kia diệt.” Thập nhị nhân duyên là một trong những giáo pháp căn bản của Phật giáo; mười hai móc nhân quả giải thích trạng thái luân hồi sanh tử của chúng sanh. Mười hai nhân duyên gồm có: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, và lão tử. Vì vô minh mà tâm nầy vọng động. Vọng động là mắc xích thứ hai. Nếu tâm vọng động, mọi thứ vọng động từ từ sinh khởi là Hành. Do Hành mà có Tâm Thức, mắc xích thứ ba. Do Thức mà có Cảnh, là mắc xích thứ tư. Do cảnh mà khởi lên mắc xích thứ năm là Danh Sắc. Danh sắc hợp nhau lại để thành lập mọi thứ khác và dĩ nhiên trong thân chúng sanh khởi lên sáu căn. Khi sáu căn nầy tiếp xúc với nội và ngoại trần thì mắc xích thứ sáu là Xúc khởi dậy. Sau Xúc là mắc xích thứ bảy Cảm Thọ. Khi những vui, buồn, thương, giận, ganh ghét, vân vân đã được cảm thọ thì mắc xích thứ tám là Ái sẽ khởi sinh. Khi luyến ái chúng ta có khuynh hướng giữ hay Thủ những thứ mình có, mắc xích thứ chín đang trỗi dậy. Chúng ta luôn luôn nắm giữ sở hữu chứ không chịu buông bỏ, mắc xích thứ mười đang cột chặt chúng ta vào luân hồi sanh tử. Do Hữu mà có Sanh (mắc xích thứ mười một), Lão, Bịnh, Tử (là mắc xích thứ mười hai). Theo Phật giáo, duyên là những hoàn cảnh bên ngoài. Về mặt giáo lý mà nói, tất cả các tông phái Phật Giáo Đại Thừa đều tin vào Nguyên Lý Nhân-Duyên-Quả. Người ta nghĩ rằng điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài khiến cho người ta làm việc ác. Kỳ thật, tất cả những trở ngại và bất toàn không do những điều kiện bên ngoài, mà là do tâm tạo. Nếu chúng ta không có sự tỉnh lặng nội tâm, không có thứ gì bên ngoài có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Ngoại duyên là hiện trạng năm thức duyên vào ngoại cảnh. Căn tính của con người và nhân duyên của hoàn cảnh nương tựa vào nhau, hay sự nương tựa giữa lục căn và lục trần, mà sự tác động lớn là ở lục căn. Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục căn và lục trần, mà lục trần là yếu tố chính. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được, như lời của Lục Tổ Huệ Năng: “không phải phướn động, cũng không phải gió động, mà chính tâm mình động.” Như vâng giữ đúng theo lời tổ dạy, thì không có duyên nào có thể làm phân bón cho kiếp luân hồi được.
Đọc 7 lời khấn nguyện vào mỗi sớm mai khi thức dậy sẽ giúp mở rộng tâm từ và tiêu trừ nghiệp xấu ác, giúp cho tinh thần thoải mái, tâm bình an giữa dòng đời hối hả xô bồ.
Sáng sớm là lúc trí não con người minh mẫn, tỉnh táo nhất. Một bài khấn nguyện vào buổi sáng sẽ giúp ta khởi đầu ngày mới với tâm trí thanh thản, an lành. Buổi tối, khi não bộ bắt đầu lắng lại, việc đọc bài khấn nguyện sẽ giúp ta giảm bớt suy nghĩ tiêu cực, chìm vào giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, ta cũng có thể đọc bài khấn nguyện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, miễn là nó giúp ta giải tỏa căng thẳng, lo âu, phiền muộn.
Có thể nói, trọng tâm của Phật giáo không phải thay đổi thế giới mà là thay đổi tâm tánh, thay đổi cách nhìn, niềm tin, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống.
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ biết bao! Có thể đây là những trải nghiệm thú vị về cuộc sống của vị Phạm chí “khi ái sinh thì hỷ cũng sinh, tâm hoan lạc” và không chấp nhận quan điểm “khi ái sinh thì buồn khổ sinh” của Thế Tôn.
Yêu thích bất cứ thứ gì, không toại nguyện thì đau khổ đã đành. Ở đời có mấy ai toại nguyện, nên khổ đau lai láng như biển. Hiếm hoi lắm mới sở hữu được thứ mình ưa thích.