Bản chất của chúng ta vốn luôn luôn trong trẻo, sáng suốt nhưng vì không biết cách chăm sóc, quản lý nên phần lớn ta sống trong sự che phủ bởi những áng mây mờ của suy nghĩ, lo lắng. Để rồi đến khi xảy ra biến cố ta mới biết những gì mình đang theo đuổi không có nhiều giá trị đến thế. Ở tập mới nhất của Mindful Leadership - Lãnh đạo tỉnh thức, chúng ta sẽ được lắng nghe Thầy Minh Niệm chia sẻ về sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo tỉnh thức và không tỉnh thức, cách để chăm sóc tâm thức của mình. Và làm sao để làm như chơi, làm việc hết mình mà vẫn thăng hoa trong những giá trị đạo đức? Hãy cùng lắng nghe cuộc trò chuyện này của host Quốc Khánh và Thầy Minh Niệm.
Với ý nghĩa lan tỏa tinh thần, tình yêu thương, từ bi của đạo Phật, cuốn sách "Cơm sôi nhỏ lửa" của thầy Thích Chân Pháp Khâm đưa ra những lời khuyên về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày để có thể đem lại hạnh phúc cho mình và cho người. Đó là suy nghĩ và kinh nghiệm hoằng pháp của tác giả qua những đề tài từ thực tiễn trong đời sống hàng ngày, vô cùng gần gũi với độc giả. Đây cũng chính là tuệ giác về cuộc sống mà tổ tiên đã để lại và được truyền thừa qua nền văn học dân gian.
Đường xưa mây trắng là tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách kể về cuộc đời Đức Phật, mà ai đọc vào cũng cảm nhận được điều hay lẽ phải. Giáo lý nhà Phật được tác giả phân tích dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Cuộc đời Đức Phật được kể qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Svasti từng cúng dường cỏ bồ đề cho cho Đức Phật suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Đây có thể là góc nhìn khác lạ của tác giả so với nhiều người kể về Đức Phật.
Qua đôi mắt đứa trẻ, mọi sự vật, sự việc sẽ được kể chân thật, hồn nhiên, không có gì phải giấu diếm. Đức Phật hiện diện lên trước hết, không phải là một thần linh, mà là một con người giản dị, có cuộc sống và mơ ước như bao người. Mơ ước của Đức Phật là làm lợi cho muôn loài.
Một cuốn sách mà bạn nhất định nên đọc trong đời, mang tên "Almost Buddhist" của vị Lạt Ma Tây Tạng được thế giới tôn kinh, Đức Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche. Hiện tại mình đã đọc cuốn sách này bằng bản dịch tiếng Trung, tạm dịch là "Chánh kiến: Sự giác ngộ của Đức Phật".
Những người có duyên đọc cuốn sách này có thể:
1. Hiểu rõ về hai từ "vô thường" mà chúng ta vẫn nhắc đến nhiều, thực chất là gì.
2. Giải thoát bản thân khỏi hàng ngàn phiền não
3. Buông bỏ bản ngã
4. Bước chân vào con đường tỉnh giác
“Cuốn sách này là một tác phẩm hư cấu. Đây là câu chuyện về một người đàn ông có tên Jack Valentine mà đường đời có nhiều điểm giống với tôi. Có cảm nhận rất không đầy đủ với tư cách một con người, anh ấy lên kế hoạch tìm kiếm tri thức để sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ khoắn hơn và đẹp hơn.”
Đúng việc của tác giả Giản Tư Trung viết về một câu chuyện khai minh về làm người – làm dân – làm nghề. Những khái niệm nhìn có vẻ đơn giản nhưng thật ra cần sự thấu hiểu, tường tận bản chất bên trong để khai sáng bản thân mình.
Gập lại trang sách cuối cùng, tôi đặt bút xuống và bắt đầu viết ngay về nó. Một cuốn sách mà tôi ước mình được đọc vào năm 18, 20 tuổi, cái tuổi còn hoang mang và ngây dại, lao đao đi tìm đường cho chính mình. Một cuốn sách của người thầy mà tôi vô cùng kính trọng, Giáo sư Phan Văn Trường. Và tôi đang viết về “Một đời như kẻ tìm đường”.