Bản chất của chúng ta vốn luôn luôn trong trẻo, sáng suốt nhưng vì không biết cách chăm sóc, quản lý nên phần lớn ta sống trong sự che phủ bởi những áng mây mờ của suy nghĩ, lo lắng. Để rồi đến khi xảy ra biến cố ta mới biết những gì mình đang theo đuổi không có nhiều giá trị đến thế. Ở tập mới nhất của Mindful Leadership - Lãnh đạo tỉnh thức, chúng ta sẽ được lắng nghe Thầy Minh Niệm chia sẻ về sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo tỉnh thức và không tỉnh thức, cách để chăm sóc tâm thức của mình. Và làm sao để làm như chơi, làm việc hết mình mà vẫn thăng hoa trong những giá trị đạo đức? Hãy cùng lắng nghe cuộc trò chuyện này của host Quốc Khánh và Thầy Minh Niệm.
ĐỨC PHẬT Nói Gì Về Ăn Chay Mà CÁC NHÀ KHOA HỌC CŨNG PHẢI CÚI ĐẦU?
Bạn có đang hiểu đúng về việc ăn chay? Liệu bạn đã ăn chay đúng cách theo lời dạy của Đức Phật?
Chúng ta ăn chay là tự nguyện, tại sao lại phải chuyển sang “núp bóng” món mặn? Tôi thiết nghĩ ăn chay là đoạn tuyệt với cá thịt, quay lưng với giới cấm sát sanh, huân tập từ bi, huân tập chủng tử Phật. Thế mà sao ăn chay lại phải vọng niệm mặn là sao?”
Rồi lại có người nói "Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối", do vậy chỉ cần tâm từ bi, mặn chay không quan trọng!
Cũng có người thắc mắc rằng “ Trứng và sữa liệu có được coi là món chay?”...
Qua những bình luận của khán giả chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này.
Vì vậy hôm nay chúng ta hãy cùng làm rõ những lời dạy của Đức Phật về việc ăn chay!
Lật Mặt 7: Một Điều Ước là một bộ phim mang thông điệp đơn giản đến đau lòng. Đơn giản vì nó hiện hữu trong vô vàn gia đình ngoài kia, nơi mà giữa mẹ con tồn tại nhiều khoảng cách, thậm chí trở nên phai nhạt dần. Với Lật Mặt 7, Lý Hải chỉ ấp ủ “một điều ước” duy nhất là hãy thương yêu cha mẹ của mình khi còn có thể. Cảm ơn cha mẹ nhiều hơn, và lời xin lỗi sẽ thật ít, dù bất kể là từ ai đi chăng nữa. Mất đi một người thế giới bớt chật hơn, nhưng mất đi cha mẹ thì ta mất đi cả thế giới. Thời gian ở bên cha mẹ chỉ ngắn đi chứ không dài thêm, vì vậy hãy yêu thương đến trọn vẹn từng phút giây.
Không sai khi so sánh The Shack và Life of Pi của Lý An. Dù hai câu chuyện khác hẳn nhau, nhưng cùng là những hành trình diệu kì về tôn giáo và tín ngưỡng, về những nỗi đau và sự chữa lành. Thêm một điểm giống nhau giữa hai phim chính là tiếp cận những vấn đề mang tính "tâm linh" nhưng cực kì gần gũi, chạm được đến những tầng sâu nhất trong tâm hồn tất cả mọi người chứ không riêng gì những người theo đạo.
Mang dáng dấp bề thế của một hình tượng vĩ đại nhưng thực chất phim chỉ muốn đề cập đến những điều rất giản đơn về sự vị tha và lòng trắc ẩn. Một tác phẩm hướng thiện tuyệt đẹp nhưng không sáo mòn. Xem The Shack khán giả sẽ có cảm giác như chính bản thân vừa trải qua một chuyến du lịch thử thách mà sau đó là những chiêm nghiệm đắt giá về chính mình, tình yêu và gia đình.
Bộ phim mà kiều nữ bốc lửa Scarlett Johansson chỉ diễn xuất bằng giọng nói đưa khán giả đi tới tận cùng của sự cô đơn trong thời đại con người phụ thuộc vào máy móc.
Bộ phim Đức Phật (Buddha) 55 tập được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu hơn 120 triệu đô la Mỹ
Thái tử Siddhartha sinh ra khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, là con của Quốc vương Shuddhodana và Vương hậu Mahamaya. Khi sinh ra, trên người Thái tử đã có 32 tướng tốt và được tiên đoán sẽ trở thành một đạo sư vĩ đại. Để tránh cho chuyện đó xảy ra, quốc vương đã tìm cách đào tạo thái tử trở thành một chiến binh, sống trong cuộc đời giàu sang của vương tộc và cưới cho một người vợ xinh đẹp là công chúa Yashodhara, người sau đó đã sinh hạ một người con trai. Tuy nhiên, sau vài lần chứng kiến được nỗi khổ đau của thế gian, Thái tử Siddhartha đã từ bỏ tất cả để lên đường tu hành đi tìm chân lý. Sau nhiều năm tu hành, ông đã giác ngộ và trở thành một vị Phật. Ông bắt đầu cuộc đời của một đạo sư, truyền bá những gì mình đã giác ngộ, xây dựng nên nền tảng triết lý cho một tôn giáo dựa trên sự ôn hòa, bình đẳng và giải thoát.
Bộ phim cực kỳ hay và cảm động đã thể hiện được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
Tôn giáo là gì? Tôn giáo được hình thành từ bao giờ? Và đã trải qua những gì để có ngày hôm nay? Các câu hỏi này thật ra rất khó, vì định nghĩa tôn giáo rất đa dạng ở các nền văn hóa và các vùng miền khác nhau. Nhưng để chung quy lại, có thể hiểu rằng tôn giáo là niềm tin của con người vào một hay nhiều đấng thần linh hoặc một hệ thống triết lý đức tin. Tôn giáo cung cấp cho con người phương tiện để tìm hiểu và giải thích các thế lực tự nhiên, về sự sáng tạo và diệt vong của vũ trụ, về sự sống và cái chết, về cách để sống hòa hợp với xã hội và tự nhiên. Nếu cả thế giới này có 100 người, chỉ có 15 không theo tôn giáo nào cả. 85 người còn lại, bằng cách này hay cách khác, tin vào một hay nhiều đấng sáng tạo, đi theo một hệ thống triết lý, thực hành một bộ các quy tắc lễ nghi. Thuở đầu của nhân loại, tôn giáo tồn tại dưới dạng các tập tục tín ngưỡng nguyên thuỷ. Theo thời gian, thế giới quan và hệ thống tín ngưỡng ngày càng trở nên chi tiết và phức tạp. Dần dà, các hệ thống tín ngưỡng này tiến hóa thành những tôn giáo riêng biệt. Có tôn giáo thờ đa thần, có tôn giáo thì độc thần, có tôn giáo thì chẳng có vị thần nào mà chỉ đơn giản là làm theo triết lý của một vị hiền triết. Dù với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thời hiện đại phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của tôn giáo, vẫn cần thừa nhận rằng tôn giáo là một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Trong video này, hãy cùng tác giả Tengaria của Spiderum tìm hiểu hành trình phát triển của các tôn giáo khác nhau trên trái đất, từ thời tiền sử, đến thời cổ đại, trung cổ và cuối cùng là cận đại. Và vì đây là một video tương đối dài nên chúng ta vào việc luôn nhé!