Tìm kiếm

Ngược đời loại trái cây nên làm chín thưởng thức, dưỡng chất tăng gấp đôi

Trái cây thường được khuyên ăn trực tiếp để nhận tối đa dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những loại quả nên làm chín thưởng thức, giúp nguồn dưỡng chất tăng gấp đôi.
POST: SK_018

Ngược đời loại trái cây nên làm chín thưởng thức, dưỡng chất tăng gấp đôi

Trái cây thường được khuyên ăn trực tiếp để nhận tối đa dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những loại quả nên làm chín thưởng thức, giúp nguồn dưỡng chất tăng gấp đôi.

Cam hấp muối chữa ho. Vỏ cam chứa tinh dầu có tác dụng giảm ho, giảm đờm. Điều đáng nói, thành phần này chỉ có thể “thoát” ra khi được nấu chín. Chuyên gia sức khỏe khuyên hấp cam cho trẻ bị ho lâu ngày bởi chúng không gây tác dụng phụ.

Khi thực hiện, bạn rửa sạch cam rồi ngâm trong nước muối chừng 20 phút. Sau khi lau khô, dùng dao cắt một mặt phẳng trên quả, rắc chút muối lên phần thịt. Tiếp đó, dùng đũa chọc vài lỗ trên thịt quả để muối ngấm đều vào trong. Đậy nắp cam lại, cho vào tô rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút là có thể dùng được.

Bưởi hấp chín thanh nhiệt, trừ đờm, loại bỏ khí hư trong ruột. Bưởi rất giàu protein, axit hữu cơ, vitamin, canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố cần thiết khác cho cơ thể. Nó được công nhận có khả năng tăng cường hoạt động chức năng cho dạ dày, điều hòa khí, giải đờm, giữ ẩm cho phổi, thông ruột, bổ khí huyết, kiện tỳ vị, thúc đẩy sự thèm ăn và điều trị tiêu hóa. Bưởi cũng có khả năng hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, rất tốt với nhiễm trùng huyết.

Đặc biệt, vỏ bưởi chứa các hoạt chất như hesperidin và naringin. Khi đi vào cơ thể, nó giúp làm giảm độ nhớt máu và giảm hình thành huyết khối. Cách ăn tốt nhất là cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.

Chuối luộc. Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt dưỡng ẩm đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột nên rất thích hợp cho những người bị nhiệt. Chuối thường được ăn trực tiếp, rất tốt cho trường hợp trĩ, động thai do nhiệt.

Vậy nhưng, chuối có tính lạnh nên không thích hợp với những người tỳ vị hư, tiêu chảy. Đây được xem là một trong những loại trái cây nên làm chín để thưởng thức. Người thể trạng yếu, hay bị lạnh tốt nhất nên luộc chín rồi mới thưởng thức. Khi thực hiện, bạn có thể cắt chuối thành từng miếng, cho vào tô hấp chín hoặc cắt miếng để nấu súp.

Táo gai hấp tốt cho tiêu hóa. Táo gai chứa một lượng lớn axit hữu cơ và axit trái cây có tác dụng khai vị, bổ tỳ vị, tiêu trừ thức ăn, hóa giải ứ trệ. Tuy nhiên, ăn táo gai sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Trong khi đó, táo gai hấp ít gây kích ứng đường tiêu hóa, hiệu quả điều trị tăng cao, đặc biệt thích hợp với những người mắc chứng khó tiêu. Khi thực hiện, dùng một lượng táo gai gọt vỏ cho vào bát. Thêm đường phèn rồi hấp cách thủy trong 15 phút, uống mỗi ngày 1 lần.

Táo đỏ hấp trị tiêu chảy, giải độc. Táo là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tính lạnh. Người tỳ vị hư, thể chất yếu ăn táo rất khó hấp thụ, tăng nguy cơ tiêu chảy.

Nghiên cứu chỉ ra, táo hấp không chỉ triệt tiêu tính lạnh mà còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Có được điều này là do táo chứa nhiều pectin. Bình thường, pectin làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng vậy nhưng khi được nấu chín, pectin có thể hấp thụ vi khuẩn, chất độc, làm se nên mang lại hiệu quả trị tiêu chảy.

Lê hấp chữa ho, giải đờm, giữ ấm phổi. Lê có tác dụng giữ ẩm phổi, giảm ho, dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ khí, tiêu đờm. Dù vậy, lê có tính lạnh, người tỳ vị hư hàn ăn nhiều dễ bị rối loạn tiêu hóa. Việc nấu chín lê sẽ giúp loại bỏ tính lạnh của chúng.

Khi thực hiện, bạn dùng 2 quả lê rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Cho lê cùng 100g gạo tẻ vào nồi với lượng nước thích hợp. Đun sôi hỗn hợp thành cháo lê để thưởng thức. Ảnh: Internet

Trích nguồn: Internet