Bản chất của chúng ta vốn luôn luôn trong trẻo, sáng suốt nhưng vì không biết cách chăm sóc, quản lý nên phần lớn ta sống trong sự che phủ bởi những áng mây mờ của suy nghĩ, lo lắng. Để rồi đến khi xảy ra biến cố ta mới biết những gì mình đang theo đuổi không có nhiều giá trị đến thế. Ở tập mới nhất của Mindful Leadership - Lãnh đạo tỉnh thức, chúng ta sẽ được lắng nghe Thầy Minh Niệm chia sẻ về sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo tỉnh thức và không tỉnh thức, cách để chăm sóc tâm thức của mình. Và làm sao để làm như chơi, làm việc hết mình mà vẫn thăng hoa trong những giá trị đạo đức? Hãy cùng lắng nghe cuộc trò chuyện này của host Quốc Khánh và Thầy Minh Niệm.
Chánh niệm là gì ? Theo nguyên tắc và sự phân tích của Khoa học.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “There is no way to happiness. Happiness is the way” (Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường)
Bài pháp thoại về Cách Để Nhìn Thấu Suốt Mọi Vấn Đề " Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn! " (Kênh hoàn toàn phi lợi nhuận)
Tâm tĩnh như nước là cảnh giới tinh thần cao thượng Trong cuộc sống thường ngày, có một số người rất nóng vội, bởi vì một chút việc nhỏ mà nổi trận lôi đình, hoặc bởi một câu nói không hợp ý mà buông lời nhục mạ. Nhưng một vài người khác thì mỗi ngày đều dùng tâm thái bình tĩnh để xử lý vấn đề, không sợ hãi trước vinh nhục. Đó là bởi họ giữ được “tâm tĩnh như nước”. Phúc khí, may mắn của một người không phải là ngẫu nhiên, mà do chính tính cách, thái độ sống của mỗi người quyết định. Những kiểu người có phúc khí dày sẽ làm việc được việc, vạn sự ắt thành công. Làm sao để càng sống, phúc càng lớn?
Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một Con Đường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìm thấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm nay chúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài và bước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.
Cuộc sống bộn bề, nhiều lo toan làm cho con người cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi hơn khi phải sống chung với những người, những điều… mình không ưa thích. Trong môi trường sống như vậy, người biết tu tập sẽ có cách làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ biết bao! Có thể đây là những trải nghiệm thú vị về cuộc sống của vị Phạm chí “khi ái sinh thì hỷ cũng sinh, tâm hoan lạc” và không chấp nhận quan điểm “khi ái sinh thì buồn khổ sinh” của Thế Tôn.
Yêu thích bất cứ thứ gì, không toại nguyện thì đau khổ đã đành. Ở đời có mấy ai toại nguyện, nên khổ đau lai láng như biển. Hiếm hoi lắm mới sở hữu được thứ mình ưa thích.
Có thể nói, trọng tâm của Phật giáo không phải thay đổi thế giới mà là thay đổi tâm tánh, thay đổi cách nhìn, niềm tin, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống.