Tìm kiếm

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’

POST: KTQT_012

Từ ý tưởng đầu tiên cho tới khi chính thức khai trương Xanh SM, startup “mới sinh đã là kỳ lân” này chỉ mất vỏn vẹn 38 ngày. Thế nhưng, hành trình tăng trưởng sau đó còn khó tin hơn nhiều, đi kèm với nhiều điều tò mò thú vị về CEO Nguyễn Văn Thanh.

Nguyễn Văn Thanh chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành gọi xe công nghệ và là một lãnh đạo cấp cao trẻ trong nhóm công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Thế nhưng, CEO 9x này cùng với đội ngũ của mình đã tạo nên điều kỳ diệu về tăng trưởng, với sự phát triền nhảy vọt mà chưa một công ty taxi hay gọi xe công nghệ nào từng đạt được tại Việt Nam.

Chỉ sau 7 tháng hoạt động, Xanh SM đã chiếm gần 20% về thị phần, đứng số 2 thị trường và gấp đôi đối thủ đứng kế tiếp về thị phần taxi. Sau hơn 1 năm, Xanh SM được xác định là nền tảng gọi xe lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 32% tỷ lệ thâm nhập thị trường trong nửa đầu năm 2024.

Tới nay, công ty này đã “phủ xanh” 55 tỉnh, thành phố và đứng số 1 tuyệt đối tại nhiều tỉnh thành. Hiện tại, số chuyến xe trung bình mỗi tháng mà Xanh SM thực hiện trong năm 2024 đã bằng cả năm 2023 cộng lại. Đồng thời, Xanh SM bắt tay với các ông lớn trong lĩnh vực vận tải, tiếp tục truyền cảm hứng để nhiều hợp tác xã, hãng xe cùng “xanh hóa”.

Phía sau những thành tích về tăng trưởng thần tốc đó là những bí mật thú vị cả về cá nhân CEO Xanh SM cũng như điều đặc biệt ở hệ sinh thái Vingroup.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 1.
CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 2.

Khi trở thành CEO Xanh SM, điều gì khiến anh tin là mình có thể làm được khi bước chân vào một lĩnh vực mới và ngành này cạnh tranh quá khốc liệt, các công ty trong nước nói chung (cả taxi lẫn gọi xe công nghệ) đều lép vế so với Grab?

Thực tế tôi không xa lạ với ngành vận tải trước khi trở thành CEO Xanh SM. Trước khi làm việc tại Vingroup rồi Xanh SM, tôi đã có thời gian dài khởi nghiệp với 2 lần liên quan đến vận tải nhưng là hàng hoá chứ không phải hành khách.

Thứ hai, dự án đầu tiên của tôi khi gia nhập Vingroup là xe bus điện. Tôi nghĩ dự án này cũng tương đối thành công về phía người dùng, với việc chất lượng của VinBus được nhìn nhận tạo ra mặt bằng mới về chuẩn dịch vụ cho xe bus. Sau đó, tôi chuyển sang làm Phó Tổng Giám đốc VinFast và đến thời điểm quyết định mở Xanh SM thì tôi đã cộng hưởng được rất nhiều kinh nghiệm quan trọng cho việc điều hành.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 3.

Đầu tiên là kinh nghiệm khởi nghiệp tự thân kết hợp với khởi nghiệp cùng “người khổng lồ”. Tự khởi nghiệp giúp tôi có khả năng tự lập, tự vận hành dự án. Khởi nghiệp cùng “người khổng lồ” giúp tôi hiểu là làm một dự án lớn (học từ VinFast) với chiến lược đặt dịch vụ làm ưu tiên hàng đầu (học từ VinBus) sẽ như thế nào. Tiếp đến là công nghệ, khi đã làm việc cho các công ty liên quan đến công nghệ, tôi cũng hiểu được cách làm việc phù hợp.

Thứ ba là điều có thể mọi người sẽ không nghĩ tới. Đó là tôi không cần hoặc không có chuyên môn 100% vào đúng lĩnh vực này.

Nếu như muốn phá vỡ hoặc tạo ra một điều gì đấy khác lạ, sẽ luôn luôn có một “bức tường” mang tên kinh nghiệm đứng chắn đằng trước mình. Vì thế, khi cần vượt khỏi khuôn khổ, chúng ta nên thử một chút xíu rủi ro, đó là dùng những người có kinh nghiệm gần giống, chứ không nhất thiết phải có kinh nghiệm giống 100%. Và tôi nghĩ tôi là một trường hợp như vậy.

Có thể tôi không có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn về ngành gọi xe nhưng đội ngũ đằng sau sẽ là những người am hiểu hơn để cố vấn có nên làm hay không. Quyết định cuối cùng và nghĩ ra những thứ phá vỡ quy chuẩn sẽ tới từ những người không có kinh nghiệm tiêu chuẩn giống như tôi.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 4.

Chuyển từ tự startup sang làm Xanh SM, anh thấy mình được và mất gì?

Tôi được nhiều hơn, nhưng giờ xin nói mất trước, sau đấy chuyển sang được thì vui hơn (cười).

Điều đầu tiên là mất rất nhiều thời gian của cá nhân. Trên mạng người ta hay nói là phải cân bằng giữa cuộc sống và công việc, nhưng khi đã startup với Xanh SM và có mục tiêu rất lớn thì chuyện cân bằng khó lắm.

Trước đây, thói quen của tôi là chơi đàn piano, chạy bộ, đi chơi với bạn bè… và có lịch trình rõ ràng hàng tuần, hàng quý. Nhưng hơn một năm rưỡi qua, lần đầu tiên trong nhiều năm gần đây, tôi không thể duy trì được việc đấy. Bây giờ thời gian lớn nhất của tôi một ngày là làm việc, sau đấy gặp gỡ các đối tác lớn, và đọc báo.

Nếu một bạn founder nào đó có thể thu xếp vừa vui chơi vừa startup thành công được thì tôi nghĩ bạn ấy rất giỏi. Tôi không làm được như vậy.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 5.

Vậy còn cái được nhiều hơn của anh là gì?

Đầu tiên là kỹ năng được nâng cao. Đặc biệt về trải nghiệm và kinh nghiệm của bản thân trong hơn 1 năm vừa qua phải bằng hàng chục năm nếu như tôi cứ đi làm bình thường như ngày trước.

Điều thứ hai, tôi được kết nối với một mạng lưới rộng lớn hơn rất nhiều. Khi làm cho một startup ở quy mô quốc gia, rồi vươn ra quốc tế, rất nhiều nguồn lực, đối tác sẽ tìm đến mình, tạo ra cơ hội học hỏi cực lớn và nhanh.

Thứ ba là sự bao quát của bản thân. Chỉ trong một thời gian rất ngắn mà quy mô nhân sự quản lý đã lên tới hàng chục nghìn người thì khả năng bao quát công việc phải tiến bộ rất nhiều mới có thể vận hành hợp lý được. Hồi xưa có thể mình cảm tính nhiều hơn còn bây giờ phải dùng dữ liệu, logic hóa…

Và điều cuối cùng, cũng là quan trọng nhất: tôi làm việc có mục tiêu hơn, có sứ mệnh hơn. Bây giờ, tôi đi làm không chỉ vì tiền nữa. Nói đi làm không cần tiền là sai, nhưng tôi không cần nó ở mức 100% như trước.

Trước đây, tôi cũng hay so bì, xem bạn này, bạn kia kiếm được bao nhiêu tiền, còn mình kiếm được bao nhiêu. Mọi việc bắt đầu thay đổi từ thời điểm tôi tham gia VinFast, tôi được truyền rất nhiều động lực khi nhìn thấy những người làm việc quanh mình.

Tôi nhìn thấy những người xuất sắc hơn mình rất nhiều ở VinFast, họ là những người xuất chúng. Tôi cũng hay tự hỏi là tại sao họ đã có nền tảng kinh tế tốt như vậy, giỏi như vậy mà không tự khởi nghiệp hoặc nghỉ ngơi đi mà lại về đây làm?

Nhưng càng làm việc nhiều với họ và khi mình cũng ở vào cái trạng thái đấy, tôi mới hiểu được là họ muốn cống hiến cho một điều gì đấy, muốn làm được những việc lớn lao hơn là chỉ cho bản thân. Và tôi cảm nhận được, bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 6.
CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 7.

Sự phát triển của Xanh SM liên quan nhiều đến hệ sinh thái của Vingroup, đặc biệt là VinFast, vậy anh có suy nghĩ gì về triển vọng lâu dài của phương tiện xanh?

Trước khi trả lời câu hỏi này, để tôi nói trước là tôi đang trả lời dựa trên ý kiến và kiến thức cá nhân chứ không đại diện cho VinFast hay Xanh SM. Đầu tiên, phải khẳng định: đây là một ngành, một xu hướng bắt buộc sẽ phải đi qua, và là xu hướng của thế giới. Xu hướng ở đây là nhìn vào định hướng vĩ mô về mặt chính sách của chính phủ các nước, chứ không phải các công ty.

Các quốc gia lớn trên thế giới đều đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tập trung chuyển đổi cho năng lượng sạch. Với Việt Nam, Chính phủ cũng đã cam kết tại Diễn đàn COP26 là tới năm 2050 sẽ đạt Net Zero.

Thứ hai là các tập đoàn ở trong ngành này. Những công ty lớn như Toyota đều đang có dự án hoặc công bố chuyển đổi sang xe điện. Như Honda là tượng đài trong mảng xe máy xăng nhưng gần đây cũng đã công bố quá trình chuyển sang xe điện 100%.

Thứ ba là về mặt người dùng. Mọi người ngày càng nói nhiều về không khí, môi trường. Đó không phải là một xu hướng nữa, mà bắt đầu đi vào nhận thức, và không chỉ ở tầng Chính phủ hay doanh nghiệp mà đã đi vào từng người dân, từng cá thể rồi.

Chúng ta hãy đi từ xu hướng, từ kỷ luật rồi thành thói quen, từ thói quen thành văn hóa thì việc sử dụng những cái tốt cho bản thân mình cũng tốt cho xã hội nhiều hơn. Đơn cử như tài xế ngồi 8 tiếng một ngày trong một cái xe xăng, ngửi mùi xăng thì rõ ràng sức khoẻ sẽ không tốt bằng ngồi trong một chiếc xe điện. Hay hành khách ngồi trên xe xăng cũng như vậy.

Rõ ràng lựa chọn xe điện sẽ tốt hơn về sức khoẻ cho bản thân và cả những người xung quanh. Vì thế, xu thế của phương tiện xanh sẽ tiếp diễn và ngày càng mạnh mẽ hơn. Và chắc chắn hầu hết các nước, doanh nghiệp đều muốn mọi người cùng chuyển đổi xanh nhanh và mạnh hơn.

CEO 9X vận hành dự án ‘siêu thần tốc’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Bây giờ tôi làm việc có ý nghĩa hơn, có mục đích hơn và thấy… sướng hơn!’- Ảnh 8.

Vậy việc khuyến khích chuyển đổi sang xe năng lượng xanh ngày càng tăng, kéo theo nhiều đơn vị kinh doanh vận tải khác cũng chuyển sang dùng xe điện, ông có lo sợ vị thế của Xanh SM sẽ bị lung lay hay không?

Bản thân Xanh SM đang hợp tác và liên kết với 35 đơn vị kinh doanh lớn, trong đó có tới mười mấy hãng taxi có tên tuổi trên thị trường. Chúng tôi coi họ là những cánh tay nối dài của mình, chứ không phải đối thủ. Về căn bản, định hình của chúng tôi là một công ty công nghệ và là người đưa giải pháp.

Chúng tôi đang làm vì một mục tiêu lớn hơn, đó là đi tiên phong để giúp tất cả mọi người cùng chuyển đổi xanh. Khi thực thi, có thể chưa được hiệu quả 100% như mong muốn nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng làm, tìm ra cách thức tốt hơn và hiệu quả hơn.