Tìm kiếm

Áp lực đồng trang lứa - 'Căn bệnh' thời đại của tuổi teen và ám ảnh cả người lớn

'Áp lực đồng trang lứa' ám ảnh từ môi trường học đường đến công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến mạng ảo.
POST: SYT_010

Áp lực đồng trang lứa - 'Căn bệnh' thời đại của tuổi teen và ám ảnh cả người lớn

Peer pressure - 'Áp lực đồng trang lứa' ám ảnh từ môi trường học đường đến công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến mạng ảo.

Peer pressure hay còn được gọi là “áp lực đồng trang lứa”, mang nghĩa là ảnh hưởng từ các thành viên của nhóm đồng đẳng hay giải thích một cách dễ hiểu hơn hiện tượng này xảy ra khi bạn chịu ảnh hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, các bạn cùng lớp hay đồng nghiệp. Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho bản thân chúng ta làm những phép so sánh giữa bản thân và những người đồng lứa tuổi. Từ đó làm nảy sinh những áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có.

(Ảnh: The New Yorker)

Bạn có đang thấy áp lực, mệt mỏi, khó chịu hay thiếu an toàn vì xung quanh toàn những người bạn giỏi giang? Người thì vừa học giỏi vừa hoạt động ngoại khóa xuất sắc, người khác lại vừa học vừa làm tự có khả năng lo cho cuộc sống của riêng mình mà không phụ thuộc vào bố mẹ? Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn áp lực trang lứa hay peer pressure đang gõ cửa nhà bạn mất rồi.

Ai trong chúng ta cũng ít nhiều đều có kinh nghiệm về các vấn đề này. Nhiều người cho rằng, peer pressure có thể tốt, nếu một nhóm có tác phong tốt. Ví dụ, peer pressure khiến bạn bè bỏ thuốc lá, bỏ rượu. Peer pressure có thể xấu, như khi bạn bè rủ rê hút sách, trà đình tửu điếm. Nhưng trong đời sống hiện đại ngày nay, người ta xác nhận là peer pressure gây ra không ít thảm cảnh cho học sinh tuổi teen.

3 câu “thần chú” để vượt qua peer pressure

“I’m unique” – Tôi là độc nhất

(Ảnh: Dribbble)

Bạn có nhớ là lúc còn đi học, trong môn toán, để biết được trong 2 chiếc xe, chiếc nào về đích trước thì bạn cần phải biết được vận tốc, điểm xuất phát để tính được quãng đường, rồi mới biết được thời gian xe nào về đích trước.

Việc so sánh năng lực bản thân với người khác là sự so sánh khập khiễng vì chúng ta không cùng điểm xuất phát, không cùng mục tiêu và ước mơ. Thước đo chính xác nhất đó là sự nỗ lực, chỉ có bạn mới biết mình cố gắng như thế nào mà thôi. Hãy cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

“That’s not for me” – Những thứ ấy không dành cho tôi

Hãy học cách "Say No" với những điều bạn không thích, sàng lọc lại những mối quan hệ Toxic trong cuộc sống, từ chối những cuộc hẹn vô bổ, chọn lọc những thông tin khi tiếp nhận, đặc biệt là trên mạng xã hội. Vì khi bạn tiếp nhận quá nhiều luồng thông tin tiêu cực, hoặc nhìn thấy những người thành công hơn mình dễ làm bạn sinh ra tâm lý đố kỵ, tự gây áp lực lên bản thân mình.

“Be yourself” – Hãy là chính mình

(Ảnh: Pinterest)

Có một sự thật là chả ai quan tâm đến suy nghĩ của bạn đâu, chỉ bạn mới sống và chịu hậu quả với hành động của mình. Bạn không cần phải giống một ai đó để cảm thấy hạnh phúc. Trải nghiệm là của ta, thực hiện bằng thời gian sống của ta. Vậy sao ta phải gắn nó với gương mặt kẻ khác, đối chiếu với trải nghiệm của kẻ khác? Vì sao ta phải chơi theo luật chơi của họ?

Mỗi người có một lối sống, một định hướng của riêng mình. Bạn chỉ áp lực khi bản thân không chịu phấn đấu mà thôi. Áp lực đồng trang lứa có đáng sợ hay không phụ thuộc vào cách bạn đón nhận và giải quyết nó.

Và cũng đừng gây áp lực lên người khác, thường là cha mẹ đối với con cái như: con phải đứng nhất lớp, phải lập gia đình sớm,… thay vào đó hãy định hướng, động viên, cỗ vũ tinh thần để họ có thể sống tốt hơn. Không có gì ĐÚNG hay SAI trong cuộc sống này, chỉ có ĐÚNG hay SAI với chính bản thân bạn. Vì thế, ngay cả khi bạn cho là sai thì cũng đừng đánh giá người khác dựa trên cơ sở đó.

Cersei (Tổng hợp)

Trích nguồn: Internet