Tìm kiếm
Quay về

21 CÔNG DỤNG CỦA HÀNH LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

21 CÔNG DỤNG CỦA HÀNH LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Hành lá là cây gì

Hành lá có tên khoa học Allium fistulosum, thuộc họ Hành Alliaceae, có tên gọi khác như hành hoa, hành ta, hành hương, hành xanh, hành sậy.

Đặc điểm của hành lá

Là thân cây thảo, sống lâu năm, có mùi đặc biệt, mỗi cây hành có 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài chừng 30-50cm. Phần gốc lá phình to, đầu lá thuôn nhọn. Hoa hành tự mọc trên ống lá hình trụ rỗng, có ngấn thành hình tán giả giống hình cầu. Quả nang tròn.

Thành phần hóa học của hành lá

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong hành hoa chứa nhiều tinh dầu, với thành phần chính allicin mang tính chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Hội tụ các hợp chất diallyldisulfid, đường glucose, đường saccharose, nguồn vitamin dồi dao A, B1, B2, C, K, hệ thống chất vô cơ Ca, Fe, P.

Cùng với đó, các men tiêu hóa như invertin, pancreatin, pepsin, acid béo, pectin, chất nhầy, hợp chất sulfur. Bổ sung hành vào chế độ ăn uống cực kỳ tốt cho mắt, nâng cao hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe nhờ vitamin A, carotenoid, lutein và zeaxanthin.

Thành phần cây hành lá chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Công dụng dược lý của hành lá.

Tính chất dược lý vị cay, tính nóng, tác dụng của hành lá thông dương hoạt huyết, hòa trung, trợ tiêu hóa, sát trùng, lợi tiểu. Thường được dùng trị cảm, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chữa bệnh ngoài da.
Tác dụng của hành lá.

Công dụng của hành lá không đơn thuần dùng làm thứ gia vị trong quá trình nấu nướng. Giờ đây, người ta ăn nhiều hành hơn để tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa tốt, ngừa ung thư, chống bệnh tiểu đường, tốt cho mắt, chống viêm xương khớp hay nhiễm khuẩn…

Công dụng trị bệnh của hành lá

1. Chữa cảm sốt, nhức đầu

Bài thuốc 1: Đối mặt với các triệu chứng cảm cúm như sốt, ho, đau họng, ngạt mũi, bạn nấu cháo kết hợp các gia vị hành hoa, tía tô, gừng tươi, thêm quả trứng gà. Ăn cháo nóng rồi nằm đắp chăn để toát mồ hôi, tăng cường thải độc, lưu thông máu, nhanh giải cảm.

Bài thuốc 2: Hoặc bạn cũng có thể dùng 3-5 củ hành ta, rửa sạch, cắt thành khúc, sắc nước sôi (thêm lát gừng tươi), uống nóng.

Bài thuốc 3: Bạn lấy một đoạn hành, nghiền nát lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày cũng giúp tình trạng nhanh cải thiện đáng kể.

Cháo hành là bài thuốc trị cảm mạo được dân gian ưa chuộng.

2. Trị mụn

Mụn luôn là vấn đề khiến phải đẹp trở nên thiếu tự tin. Nhiều chị thường xuyên áp dụng cách trị mụn từ nguyên liệu tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng hành lá cũng có mặt trong danh sách đó.
Chỉ cần chuẩn bị ít hành lá, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, trộn cùng một thìa mật ong. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng da mặt, thư giãn 15 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giảm đi rõ rệt những nốt mụn xấu xí.

3. Trị mụn trĩ rò đau nhức

Với các mụn trĩ, trước tiên bạn lấy hạt gấc đun nước để xông. Khi nước còn hơi ấm đem rửa sạch búi trĩ, dùng khăn mềm thấm khô. Tiếp theo, dùng hành lá giã vắt lấy ít nước, hòa thêm chút mật ong bôi lên mụn trĩ lập tức đỡ đau.

4. Trị đái dầm cho trẻ nhỏ

Trẻ mắc trứng đái dầm, bạn lấy 1 nắm hành lá tươi cả rễ, rửa sạch, giã cùng 30g lưu hoàng để đắp lên rốn. Dùng băng gạch cố định lại khoảng 8h rồi tháo bỏ. Nhờ tính năng tôn kinh, tán hàn, thông khí bàng quang của hành là mà có thể trị đái dầm hiệu quả.

5. Chống đông máu, tốt cho huyết áp

Ăn hành lá có tác dụng giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterone, ngừa các cơn đau tim, ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, làm loãng máu, lọc máu khỏi chất béo không lành mạnh, hạ huyết áp một cách tự nhiên. Hàng ngày chỉ cần ăn phần củ hành sống hoặc nếu chín đều cho kết quả tốt.

6. Cầm máu vết thương

Bị vết thương rỉ máu, không cầm, bạn lấy hành lá (tươi khô đều được), nướng chín, bóp ra nước nhỏ vào vị trí cần thiết. Máu nhanh chóng ngưng chảy.

Hành lá trị đau bụng, làm ấm chân tay.

7. Chữa đau bụng, lạnh giá chân tay

Lấy một nắm hành lá, bỏ phần rễ và lá, phần củ đem hơ nóng để ấp lên rốn, dùng chai nước nóng chườm bên trên. Hơi nóng ngấm vào giúp chân tay ấm ra, khỏi đau bụng, thay thế khi hành đã mềm nhũn. Tiếp theo, bạn dùng miếng gừng khô độ 2 ngón tay thái nhỏ, đun nước uống.

8. Suy nhược thần kinh, kém ngủ, đau nhức gân xương

Chuẩn bị 20 quả đại táo rửa sạch, ngâm mềm, cho vào một bát nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho tiếp 7 củ hành lá có cả rễ đã rửa sạch, thái lát, tiêp tục đun thêm 10 phút. Đợi nguội ăn táo và uống nước.

9. Táo bón và đầy hơi

Người bí đại tiện, lấy củ hành kèm thao lát gừng, giã nát với thìa nhỏ muối, nặn thành bánh tròn dẹt. Sau đó, đặt lên trên nồi đun sao cho nóng vừa rồi ấp vào rốn, cố định lại, thực hiện cho đến khi thông hơi.

10. Trị tả

Đun 100g củ hành ra cùng 20 quả táo tàu, rồi ngâm trong 3 lít nước. Đun cạn còn 2 lít thì tắt bếp. Gạn nước uống trong ngày bệnh sẽ đỡ.

11. Ngừa nguy cơ phát triển bệnh dạ dày

Lúc chế biến thịt, cho ít hành lá vào có khả năng giảm lượng carcino-gens tạo ra từ thịt do nhiệt độ cao. Từ đó, dạ dày không chịu sự tác động gây hại, ngừa nguy cơ phát triển bệnh hưu hiệu.

12. Trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, thay vì hoang mang, bạn hãy dùng một nắm hành lá, củ nghệ, thêm bát to nước. Đun cạn còn độ nửa bát con, chia uống ngày 2 lần khi còn ấm nóng. Hành lá có đặc tính chống khuẩn sẽ hạn chế cảm giác nóng khi tiểu tiện.

13. Rụng tóc

Nhiều người dùng còn thực hiện thành công bài thuốc chữa rụng tóc bằng cách bôi nước ép hành tươi lên da đầu mỗi tuần 2 lần, kéo dài 2 tháng sẽ thấy tóc mọc nhiều.
Hành lá phù hợp nhiều người bệnh khác nhau sử dụng.

14. Chữa xơ vữa động mạnh

Lấy 60g củ hành đem giã nát cùng 60g gam mật ong, đun sôi, khuấy đều, đợi nguội cho vào bình đã qua khử khuẩn dùng dần. Hàng ngày uống cùng nước sôi, bỏ bã, mỗi lần 57g, chia ngày 2 lần. Áp dụng đều đặn trong 7 ngày cho 1 đợt điều trị.

15. Nâng cao chất lượng đời sống phòng the

Ít ai biết rằng, hành là chất kích thích tình dục cực kỳ mạnh mẽ khi thành phần chứa một loạt vitamin, đảm bảo quá trình tiết hormone diễn ra. Phái mạnh mong muốn nâng cao đời sống chăn gối hãy ăn nhiều hành, ít nhất 3 bữa/tuần.

16. Chữa đau thần kinh liên sườn

Bạn cần có hành tươi 100g, củ gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Đem tất cả giá nát, sao nóng, bọc túi vải hơ nóng rồi đắp vào chỗ đau. Tiến hành hàng ngày, đều đặn một thời gian sẽ loại bỏ các cơn đau khó chịu.

17. Giảm đau vết thương bị sưng

Tại vị trí vết thương bị sưng đau, bạn chỉ cần giã nát thân hành còn nguyên rễ rồi đắp vào đó trước khi đi ngủ. Sang hôm sau thức giấc sẽ thấy giảm sưng, tán ứ.

18. Chữa tắc tia sữa

Các mẹ sau sinh bị tắc tia sữa, sưng đau vú, hãy sắc 40g hành hoa lấy nước uống vài ngày đến khi sữa thông.

19. Chữa chứng âm hư ngoại cảm

Đem các nguyên liệu hành lá 20g, thục địa 16g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, sinh khương 6g sắc thành nước, uống khi ấm.

20. Trị đau bụng do giun

Trong gia đình có người bị đau bụng giun, bạn giã 40g hành tươi, vắt lấy nước cốt trộn cùng dầu mè uống.

21. Trợ giúp hệ tiêu hóa

Ăn hành lá giúp hoạt động hệ tiêu hóa lành mạnh. Tất cả là nhờ vào hàm lượng chất xơ cao. Khi nấu nướng, bạn cho thêm chút hành vào món ăn, vừa gia tăng hương vị thơm ngon, vừa ổn định đường ruột.

Những ai nên dùng hành lá

Hành lá có thể được sử dụng hiệu quả đối với đa dạng đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Trong đó, đặc biệt phải kể đến người bị cảm sốt, đau bụng, tiêu hóa kém, đau sưng vết thương…

Đối tượng không nên dùng cây hành lá

Tuy đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời, song cây hành lá lại không nên dùng cho người dương thịnh, hỏa bốc, phụ nữa có kinh sớm, ra nhiều, người bị huyết áp. Ăn quá nhiều gây phản tác dụng, dễ làm mờ mắt, thậm chí cản trở ra mồ hôi.

https://caythuocdangian.com/hanh-la/

Bình luận
Để lại bình luận của bạn Đóng